Ấn Quan Lộc . lá bàng trị bệnh

Ấn Quan Lộc . lá bàng trị bệnh

750.000 VND

Đặt mua

-         Ấn Quan lộc được làm bằng đá hoặc bằng đồng. Nếu được làm bằng đồng là tốt nhất, vì đồng có  linh khí về phong thuy rất tốt. Va có rơi từ độ cao xuống cũng không sợ vỡ  (bể)  cộng với việc được khai quang tốt sẽ phát huy được công năng của Ấn Quan Lộc. Bởi ngày xưa, Ngọc Ấn của vua chúa đều được làm từ đồng do đó Ấn Quan lộc được chế tác từ  đồng có năng lượng cao sẽ rất tốt cho những người muốn cầu công danh, thăng quan tiến chức.


-       Kim Ấn  được đặt trên bàn làm việc sẽ tăng cường khả năng trí tuệ để có thể đưa ra được các chính sách đúng,các quyết định đúng đắn cho công việc. Đồng thời cũng có ý nghĩa thăng quan tiến chức để có được chức tước cao.

-         Ấn Quan Lộc nên dùng cho những người làm văn phòng, làm quan, làm kinh doanh, được chế tác tứ linh hội tụ, giúp nhanh thăng quan tiến chức thu hút tài lộc . Nên làm quà tặng xếp là tuyệt vời và lý tưởng nhất.
 
 Lá bàng dập tắt được bệnh lở mồm long móngtrong vòng một tuầnNgồi xem tivi thấy người ta quẳng những con lợn béo tốt, hồng hào bị lở mồm long móng vào lửa để thiêu tôi vô cùng tiếc. Tiếc vì chúng ta có thể chữa khỏi bệnh cho chúng một cách dễ dàng trong vòng một tuần bằng lá bàng. Tiếc vì nông dân nước mình còn nghèo, bữa cơm của họ còn đạm bạc lắm. Tiếc vì Nhà nước lại phải bỏ tiền ra để đền bù. Sau nhiều ngày trăn trở tôi quyết định viết bài báo này. Năm 1983 tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi. Mục viết về cây bàng, GS dạy: “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương, búp sao lên, tán thành bột rắc”. Tôi đi tìm hiểu và biết được: Bệnh sâu quảng là bệnh mà ở sống chân của bệnh nhân xuất hiện những mụn; những mụn này bị nhiễm trùng tạo thành những lỗ đường kính khoảng 1 – 1,5cm, luôn đầy mủ và nước vàng luôn rỉ ra; ở những lỗ đó có khi vi trùng ăn vào tận tuỷ xương. (Cách đây 40 năm tôi đã nhìn thấy một người ăn mày ở chợ mắc bệnh này). Vận dụng bài thuốc này của GS.TS Đỗ Tất Lợi, từ năm 1983 đến nay tôi đã dùng lá bàng để chữa khỏi bệnh cho các trường hợp sau: 1. Năm 1983 tôi đi thực tập 4 tháng ở Liên Xô, gửi con trai 2,5 tuổi cho chị gái, khi về thấy hai chân cháu bị lở tung, các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, Xanh mêtilen bôi đầy hai chân. Chị tôi nói: “Bế đi chữa khắp nơi rồi đấy, mà không khỏi”. Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút. Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu ra khỏi chậu nước lá bàng, tất cả các mụn ở chân không còn một tý mủ nào cả, mủ đã theo chất tananh của lá bàng ra ngoài chậu nước, để lại những lỗ rất sạch. Tôi bôi thuốc Cloroxit mỡ cho cháu, sau một tuần (mỗi ngày ngâm 1 lần cho đến khi các mụn se và khô), hai bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ. 2. Khoảng năm 1990 chú lái xe ở cơ quan tôi bị bỏng xăng cả hai chân từ dưới đấu gối tới bàn chân. Gặp chú trong bệnh viện, hai chân chú đầy mủ, đau đớn. Vợ chú lấy bông và ôxy già rửa vết thương nhưng không làm sao lấy được mủ ra. Tôi bảo cô ấy đi mua 2 xô to rồi mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú lúc lắc chân trong đó. Kết quả mủ tự ra, vết thương rất sạch, bôi thuốc bệnh viện cho, vết thương lành rất nhanh. 3. Năm 2006, bác hàng xóm trước cửa nhà tôi (bác đã 70 tuổi) bị lở hết trong miệng, lở lan cả trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Tôi sang chơi, thấy vậy liền bảo bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng đi. Bác đã làm và chỉ súc có hai lần là khỏi. Truớc đó bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà không kết quả. 4. Năm nay (2007), khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ, sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng, tôi bảo với Ph, thú y họ làm gì cứ để họ làm, còn em thì đi lấy một ôm lá bàng về, lấy lá bánh tẻ và lá non thôi, lá già không có nhựa đâu, rồi đun một nồi to nước lá bàng, để âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thể nào chúng cũng khỏi thôi. Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng để sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph biếu 1kg cá dìa (cá loại cao cấp ở Huế) do em nuôi ở trang trại. 5. Xung quanh nhà tôi có nhiều sinh viên trọ học, các em hay bị nhiệt (có những nốt lở ở trong niêm mạc miệng), ăn uống khó khăn. Tôi bày cho các em chữa bằng nước lá bàng, kết quả đều khỏi sau hai lần súc miệng. Em nào sợ vàng răng thì cô đặc nước lá bàng rồi lấy bông chấm vào chỗ vết lở thôi, kết quả đều khỏi hẳn sau một tuần. 6. Cách đây một tháng, thằng cháu 10 tháng tuổi gọi tôi là “bác” bị chàm má, tôi đi lấy lá bàng đun nước, mang đến bảo mẹ cháu rửa cho cháu, chỉ rửa có hai lần mà cháu đã khỏi. 7. Một thầy giáo ở trường tôi bị một vết ngứa ở bụng, dài 10cm, rộng 3cm, cứ ngứa và ra nhựa khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi, tôi đã đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa xem thế nào. Sau hai lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn. Tóm lại, theo tôi, lá bàng chữa được bệnh “sâu quảng” thì chữa được tất cả các bệnh lở loét của người và gia súc (bệnh do vi trùng tấn công từ ngoài vào). Cụ thể là có thể dùng nước lá bàng dập tắt các bệnh sau trong vòng 1 tuần: 1. Bệnh lở mồm long móng của gia súc ( trâu, bò, lợn...) 2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em 3. Bệnh lở trong miệng của người mà ta hay gọi là nhiệt 4. Nước lá bàng là dung dịch ngâm rửa vết thương đặc hiệu nhất mà không gây độc Trên đây là những việc mà tôi đã làm, và những suy nghĩ cá nhân của tôi khi vận dụng bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi vào cuộc sống. Vô cùng biết ơn Thầy vì thầy đã cho tôi những bài thuốc quý. Nếu tôi là người phụ trách về vấn đề chăn nuôi của đất nước, tôi sẽ hô hào trồng bàng ở mọi nơi có thể trồng được. Bàng cho ta bóng mát, cho ta thuốc quý, tuy nhiên bàng hay bị sâu róm, cho nên nếu trồng thì phải quan tâm chăm sóc chúng. Nếu có đủ lá bàng thì dịch lở mồm long móng và bệnh chân tay miệng ở trẻ em chỉ là chuyện nhỏ. Hướng dẫn dùng lá bàng chữa các bệnh lở ở người và súc vật 1. Lá bàng: - Lấy lá non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già) - Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to. 2. Đun nước lá: - Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. - Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương. 3. Ngâm: - Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm. - Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm. - Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinhv.v…). - Trong những ngày ngâm nước lá bàng, vùng da đó sẽ bị vàng nhưng chớ lo lắng vì khi khỏi bệnh rồi thì theo thời gian da sẽ trở lại như bình thường. ----------- Trên đây là bài báo của bạn tôi- nguyên giảng viên Trường Đại học Huế, là bản gốc (Bản đã biên tập và có thêm ý kiến chuyên gia đã được đăng ở Báo KH&ĐS số Tết Mậu Tý 2008 vừa qua). Tôi post lên để ai chưa biết có thể tham khảo. Gia đình ai có người bị lở, hoặc gia súc bị bệnh hãy thử áp dụng. Những kinh nghiệm dân gian như thế này nhiều khi giúp ta rất nhiều, nếu như ta may mắn rơi vào diện "Hợp thầy hợp thuốc".