Ngày Vía Thần Tài

Ngày Vía Thần Tài

Vui lòng gọi...

Đặt mua

Ngày Vía Thần Tài ! 

THẦN TÀI LÀ AI ?

Thần Tài chính là Phạm Lãi 

Phạm Lãi là người Giúp đỡ Việt Vương Câu Tiễn đánh bại Nước Ngô,

Ông biết được con người Việt Vương có thể cùng hoạn nạn nhưng không thể cùng hưởng vinh hoa Phú quý, vì vậy sau khi quốc gia phục hưng ông biết không thể từ quan vì Việt Vương sẽ không cho, nên ông âm thầm bỏ trốn đi xa thay tên đổi họ làm người buôn bán nhỏ sau đó ông phát tài to , sau khi phát tài ông lại đem tài vật đem đi bố thí hết đẻ cứu tế độ sinh cho người bần khổ.

Sau đó ông trở lại buôn bán nhỏ rồi phát tài ông lại đem tiền bạc phân phát bố thí cho người nghèo. Rồi ông lại trở về buôn bán nhỏ, sau khi phát tài và bố thí 3 lần như vậy nhưng ông vẫn sống tiết kiệm giúp đỡ xã hội . Cho nên đời sau người ta biết ông là người quản lý tài chính buôn bán phát tài, ông là tấm gương sáng cho xã hội , vì vậy người dân tôn kính tôn ông là thần tài và thờ cúng ông, ý là muốn phát tài thì phải học theo gương và cách làm của ông để phát tài.

Học ở Phạm lãi là phát tài không phải để mình hay 1 số nhóm người để hưởng thụ , mà phát tài để giúp người nghèo khổ, nếu phát tài mà giữ làm của riêng thì sớm muộn tai họa cũng sẽ đến. Khi bạn làm quan cao bổng Lộc thì nên khiêm tốn giúp người mới thành công . Ngày vía thần tài là ngày mùng 5 tháng giêng ( tháng 1 ) là ngày Phạm lãi phân phát tiền của bố thí cứu bần. 

Không biết sau này ai đã đổi thờ thần tài thành thờ Quan công . Việc này không có đạo lý, Quan công là người Trung nghĩa , nghĩa khí không phải là người làm kinh tế, vì vậy thực sự là sai lầm nghiêm trọng. Không phải như dân ta bây giờ lấy ngày mùng 10 thì thật là sai trái, ngày mùng 10 là ngày vía thổ thần lễ tạ thổ công đất đai. 

Thuận Thiên phong thủy gia Trần nam.

http://www.phongthuygiatrannam.com/san-pham/xong-tram-dep-nhung-ngay-via-trong-nam-509.html

 

CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)

 

聚 寶 堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG: nhà chứa của quí báu.

招 財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.

進 寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.

金 枝 初 潑 腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.

銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.

 

 Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng.

Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là:

Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)

Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).

 

 如 意 吉 祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.

一 帆 風 順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.

四 季 平 安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an.

 

Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:

 

五 方 五 土 龍 神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN 

前 後 地 主 財 神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN

 

■ Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.

 

● Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).

 

● Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:

 

Thổ Công, làm chủ nền nhà.

 

Thổ Thần, làm chủ khu đất.

 

Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.

 

Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.

 

Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.

 

■ Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.

 

● Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.

 

● Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay.

 

         Những cơ sở kinh doanh các ngành nghề đều có thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng bông và trái cây thường xuyên, cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài. Trên bàn thờ, ngoài bài vị Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài. 

        Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.

        Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.

        Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.

        Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết Như Nguyện đã nói trên. 

Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của Thần Đất (Thổ Địa) - vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu.và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt giúp trấn an trên con đường mưu sinh.

         Thần Đất cũng là một trong các vị thần bản địa được mang vào để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dà về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện. Thần Tài là một dạng thức khác của Thần Đất. Nếu Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp thì Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc.

         Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Có lúc tượng Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Lại có lúc tượng Thần Tài ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này có tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.

         Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa - vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm.

        Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.